Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Galaxy Note 8 sẽ có pin 3300 mAh

Dự kiến, viên pin mà Note 8 tích hợp chỉ có dung lượng khiêm tốn – 3300 mAh.

galaxy note 8 se co pin 3300 mah hinh anh 1

Viên pin 3300 mAh được cho là sẽ sử dụng trên Galaxy Note 8.

Trước đó, Galaxy S8 có pin chỉ 3000 mAh trong khi S8 + có pin lớn hơn – 3500 mAh, Note FE tân trang có pin 3200 mAh. Năm ngoái, Galaxy Note 7 bị “khai tử” lại có pin 3500 mAh. Việc tích hợp pin có dung lượng vừa phải được xem là giúp người dùng yên tâm hơn về độ an toàn của sản phẩm.

Các thông số tin đồn của Galaxy Note 8 cho đến nay gồm: chip xử lý Snapdragon 835 hoặc Exynos 8895 SoC; RAM 6GB; màn hình vô cực – Infinity Display (giống như Galaxy S8 và S8 +) cỡ 6,3 inch, viền benzel (benzen) siêu mỏng. Dự kiến, “siêu phablet” này sẽ được ra mắt chính thức vào ngày 23/08 tới tại New York, Mỹ.

Theo Trần Vy (Dân Việt)

Lộ ảnh iPhone 7s Plus với vỏ kính

Ra mắt cùng thời gian với iPhone 8 khiến iPhone 7s và 7s Plus không được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, 2 mẫu điện thoại này vẫn sở hữu nhiều tính năng sáng giá.

Lo anh iPhone 7s Plus voi vo kinh hinh anh 1

Ốp lưng của iphone 7s Plus là mặt kính thay vì chất liệu nhôm. Ảnh: Theverge.

Các dải ăng-ten dường như đã hoàn toàn biến mất. Có thể chất liệu kính (hoặc vật liệu tương tự kính) cho phép tín hiệu ăng-ten có thể truyền qua trong khi nhôm chặn hầu hết các tín hiệu.

Về cơ bản, thiết kế của iPhone 7s sẽ dường như không thay đổi nhiều. Nhiều khả năng hai mô hình 7s và 7s Plus sẽ có mức giá 650 USD và 769 USD, trong khi iPhone 8 được thiết kế lại hoàn toàn sẽ có giá cao hơn đáng kể.

Lo anh iPhone 7s Plus voi vo kinh hinh anh 2

Các dải ăng ten không còn xuất hiện trên các cạnh của thiết bị này. Ảnh: Theverge.                         

Apple dự kiến sẽ giới thiệu 3 phiên bản iPhone mới vào tháng chín, bao gồm phiên bản đặc biệt iPhone 8 được thiết kế mới hoàn toàn và 2 bản nâng cấp của iPhone 7, 7 Plus.

Theo Hoàng Mạnh (Tri Thức Trực Tuyến)

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Rộ dịch vụ thay vỏ thành iPhone 8 giá 1,4 triệu đồng

Việc thay vỏ máy diễn ra nhanh chóng, người dùng có thể lấy ngay, nhưng tiềm ẩn nguy cơ về hỏng hóc thiết bị.

Tại một cửa hàng hỗ trợ dịch vụ thay vỏ iPhone ở quận 10 (TP HCM), một nhân viên cho biết, việc "lên đời iPhone 8" bằng cách thay vỏ diễn ra khoảng từ đầu tháng 8 và được nhiều người tìm đến. "Mỗi ngày, cửa hàng tôi thay được cho khoảng 5 - 7 khách. Một số cửa hàng mà tôi quen thậm chí còn nhiều hơn", người này cho biết.

ro-dich-vu-thay-vo-thanh-iphone-8-gia-1-4-trieu-dong

Một dịch vụ thay thế vỏ iPhone 8 rao trên mạng.

Vừa nói, anh này vừa đưa ra bộ vỏ máy với nhiều màu sắc khác nhau, gồm đen bóng, vàng, trắng và đỏ. Tuy nhiên, những mẫu vỏ này chỉ thay thế được cho iPhone 6, 6 Plus, 6s và 6s Plus, không thay được cho iPhone 7. Bên cạnh đó, nó chỉ có vỏ sau, không thể thay thế mặt trước. Mức giá cho tất cả đều là 1,4 triệu đồng, trong đó đã bao gồm công của thợ.

Theo quan sát, bộ vỏ này chỉ có một vài chi tiết tương tự những gì rò rỉ về thiết kế của iPhone 8, trong đó có camera kép nằm dọc (nhưng một lỗ camera bị bịt kín). Bề mặt của nó được tráng một lớp nhựa bóng giả kính khá bắt mắt. Tuy nhiên, vẫn có một số chi tiết khá lộ, như vẫn có lỗ đèn flash phần đỉnh máy, đuôi máy vẫn có lỗ cắm giắc tai nghe 3,5mm. Chất lượng gia công khá sơ sài, độ hoàn thiện không cao.

Việc thay vỏ diễn ra khá nhanh chóng. Theo khẳng định của nhân viên cửa hàng, khách có thể đợi lấy trong khoảng vài chục phút. Mặc dù vậy, khi nhận máy,  khách  chỉ được kiểm tra tại chỗ và chịu trách nhiệm nếu hỏng hóc xảy ra trong quá trình sử dụng. Cửa hàng không nhận bảo hành, nhưng sẽ hỗ trợ nếu hoàn trả về vỏ cũ, tất nhiên là chịu thêm một khoản phí.

Không chỉ các cửa hàng nhỏ lẻ tại TP HCM, việc thay vỏ iPhone cũ lên iPhone 8 còn khá rầm rộ trên mạng xã hội và các website. Chỉ cần gõ cụm từ "thay vỏ iPhone 8" là đã có hơn 1 triệu kết quả hiển thị trong chưa tới 0,5 giây. Trên Facebook, nhiều shop online cũng nhận thay vỏ iPhone đời cũ lên iPhone 8.

ro-dich-vu-thay-vo-thanh-iphone-8-gia-1-4-trieu-dong-1

Mặt trong (bên phải) vỏ dùng để thay cho iPhone.

Việc thay vỏ iPhone không quá xa lạ tại Việt Nam. Theo anh Hùng, một kỹ thuật viên điện thoại tại quận 7 (TP HCM), thông thường, nguồn vỏ máy có xuất xứ tại Trung Quốc, về Việt Nam theo đường tiểu ngạch hoặc nhập lậu. "Trung Quốc nắm bắt xu thế người dùng khá nhanh. Không chỉ vỏ mới, họ còn sản xuất các mẫu Android nhái iPhone 8 và bán với giá cực rẻ", anh Hùng cho biết.

Tuy vậy, anh Hùng cũng cảnh báo rằng, nếu không cần thiết, người dùng không nên thay vỏ máy vì nhiều nguyên nhân: thay đổi kết cấu khiến thiết bị dễ hỏng hóc, không còn được bảo hành (nếu trong thời gian bảo hành) hay thậm chí bị tráo linh kiện nếu thay vỏ ở những nơi làm dịch vụ không đảm bảo. "Tốt nhất, hãy giữ nguyên hiện trạng thiết bị, bởi bạn sẽ mất nhiều hơn được nếu thay vỏ", anh Hùng cảnh báo.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Bkav chi hơn 10 tỷ đồng cho sự kiện ra mắt Bphone 2

Sẽ có khoảng hơn 2.000 khách tham dự lễ ra mắt Bphone 2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội ngày mai.

Bkav cho biết đã chuẩn bị cho sự kiện từ vài tháng trước và bắt đầu thi công từ bốn ngày trước.

Bên trong hội trường nơi Bphone 2 trình làng. Sự kiện dự kiến thu hút hơn 2.000 người tham dự.

Một trong những phần được đầu tư tốn kém nhất là màn chiếu với chi phí lên tới gần một tỷ đồng. Màn hình có kích thước lên tới 10 x 18 m, được nhập trực tiếp từ Đức.

Khu vực trải nghiệm sản phẩm sau khi kết thúc lễ công bố với các bàn gỗ được thiết kế đơn giản. Có hai phòng trải nghiệm dành riêng cho báo chí và khách mời.

Ước tính, chi phí cho sự kiện lên đến hơn 10 tỷ đồng. 

Bphone 2 được trang bị màn hình Full HD 5,5 inch, chip Snapdragon 625 tám nhân 64-bit tốc độ 2 GHz, RAM 3 GB và bộ nhớ trong 32 GB. Camera trước của máy có độ phân giải 8 megapixel, còn camera sau là 16 "chấm" lấy nét theo pha và hỗ trợ chống rung quang học. Pin đạt mức 3.000 mAh, được trang bị tính năng sạc nhanh Quick Charge 3.0 và sử dụng USB Type-C. Sản phẩm chạy hệ điều hành BOS được xây dựng trên nền tảng Android 7 Nougat.

 

Quang cảnh chuẩn bị cho lễ ra mắt Bphone 2 ngày mai.

Theo VnExpress.net

Lộ ảnh thực tế iPhone 8 khiến người dùng hoang mang

Trong những hình ảnh thực tế này, iPhone 8 lại sở hữu cụm cảm biến vân tay đặt ở mặt sau, thay vì cạnh bên hay ẩn dưới màn hình như các tin đồn.

Sau nhiều rất nhiều thông tin rò rỉ, từ việc Apple sẽ đặt nó ẩn dưới màn hình, hay ở mặt sau (bên dưới logo táo khuyết), nguồn tin uy tín là Forbes hé lộ hình ảnh về nút nguồn lớn bất thường của iPhone 8 gợi ý, đây có thể là vị trí được Apple chọn để đặt cảm biến này.

Tuy nhiên, hình ảnh rò rỉ được xem là từ nhà máy của Foxconn mới đây phủ nhận tất cả. Trên bức ảnh độ phân giải không cao này, người ta vẫn kịp thấy được cụm camera kép đặt dọc và logo táo khuyết của máy. Ngay dưới logo này là chính là cảm biến vân tay của máy.

Lo anh thuc te iPhone 8 khien nguoi dung hoang mang hinh anh 1

hình ảnh được xem là của iPhone 8 ở nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

Với nhiều người, đây là thiết kế kém hợp lý, cũng không phù hợp với triết lý của Apple. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc Apple phá vỡ triết lý của mình bằng cách ra mắt các sản phẩm được xem là “xấu tệ hại” không phải hiếm.

Có thể kể đến việc hãng bị chỉ trích mạnh mẽ khi tung iPhone 6 với camera lồi hay mẫu ốp lưng kiêm sạc dự phòng với kiểu dáng dở tệ.

Một thông tin nữa về iPhone 8 khiến người dùng hoang mang là việc máy có thể sở hữu giá bán hơn 1.000 USD. Càng gần ngày ra mắt, thông tin này càng có vẻ chính xác. Mới đây, đích thân Chủ tịch của Foxconn khẳng định iPhone 8 sẽ có giá “không rẻ”.

Nguyên nhân của màn tăng giá này được cho là vì Apple sử dụng nhiều linh kiện đắt đỏ như màn hình OLED, camera 3D tích hợp nhận diện khuôn mặt hay sạc không dây.

Ngoài ra, các nhà phân tích tin rằng động thái tăng giá iPhone 8 (so với thế hệ trước) giúp hãng đảm bảo duy trì doanh thu ở mức cao trong bối cảnh thị trường bão hòa.

Theo Đức Nam (Tri Thức Trực Tuyến)

Mở hộp smartphone giá rẻ, pin trâu của Motorola vừa lên kệ

Moto C Plus và E4 Plus là 2 model giá rẻ vừa được Lenovo đem về Việt Nam. Máy được trang bị cấu hình khá, thời lượng pin cao nhưng thiết kế khá cũ kỹ.

Sau thời gian trầm lắng trên phân khúc cao cấp, Motorola chuyển hướng vào phân khúc tầm trung và giá rẻ. Moto C Plus lên kệ với giá 2,9 triệu đồng, E4 Plus đắt hơn 1,5 triệu. Hộp đựng đều được làm bắt mắt.

Tuy nhiên di động của Lenovo lại trông khá cũ kỹ. Nó gợi nhớ về những chiếc smartphone vỏ nhựa, vuông vức cách đây 2,3 năm. Đã lâu rồi, người ta không còn thấy những thiết kế như vậy.

Moto E4 Plus là smartphone có thời lượng pin hàng đầu hiện nay với dung lượng lên đến 5.000 mAh. Máy cài sẵn Android 7.1, RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32 GB. Màn hình 5,5 inch, độ phân giải HD.

Mặt lưng dùng chất liệu kim loại, máy ảnh chính 13 MP kèm đèn flash kép. 

Moto E4 Plus trông khá dày, máy nặng và cho cảm giác đầm tay. Các phím cứng được làm đơn giản, độ nảy tốt.

Mặt lưng có thể tháo rời, máy hỗ trợ 2 SIM, kết nối 4 G. Khe cắm thẻ nhớ tối đa 128 GB.

Trong điều kiện ánh sáng lý tưởng, máy cho khả năng bắt nét tốt. Ảnh cho chất lượng đủ dùng, màu sắc không quá ấn tượng. Các trải nghiệm về cấu hình, đa nhiệm đều ở mức khá. Thỏi pin 5.000 mAh có thể cho thời gian sử dụng lên đến 2 ngày.

Moto C Plus là phiên bản giá rẻ. Máy trang bị màn hình 5 inch, độ phân giải HD. Tấm nền TFT cho màu sắc trung thực nhưng hiển thị khá kém trong điều kiện ánh sáng ngoài trời. 

Mặt lưng của C Plus dùng chất liệu nhựa nhám. Máy được làm vuông vức, nằm gọn gàng trong lòng bàn tay.

Máy cài sẵn Android 7.0, giao diện được tuỳ biến nhẹ. C Plus dùng chip MT6737, RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB, pin 4.000 mAh. 

Máy ảnh chính 8 MP, máy ảnh phụ 2 MP. Trên thực tế, máy ảnh của C Plus chỉ mang tính chất tượng trưng, các trải nghiệm về tốc độ, khả năng bắt nét và mà sắc không mấy ấn tượng so với các đối thủ trong cùng phân khúc.

Trong nhóm dưới 5 triệu, di động của Motorola khá cũ kỹ về mặt thiết kế. Điểm cộng là máy được cài sẵn Android 7, pin dung lượng cao.

Theo Khương Nha (Tri Thức Trực Tuyến)

Apple và các hãng smartphone đang xem nhẹ bảo vệ môi trường

Apple và các nhà sản xuất smartphone đang xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường khi biến các sản phẩm trở nên khó sửa chữa và tái chế hơn.

Apple hiện là hãng công nghệ lớn nhất thế giới dựa trên mức vốn hóa thị trường. Thành công của hãng dựa trên việc bán các sản phẩm công nghệ, chủ yếu là iPhone. Ở thời điểm đỉnh cao (2015), hãng đã bán được tới 231,5 triệu chiếc - một con số đáng kinh ngạc. Và ngày nay, dù mức tăng trưởng có chậm đi đôi chút, nhưng nguồn tiền mà smartphone này mang lại cho Táo khuyết vẫn chiếm trên 50%. Lợi nhuận quý II/2017 của hãng đạt 8,7 tỷ USD, đa số đến từ 41 triệu iPhone bán được.

apple-dang-xem-nhe-bao-ve-moi-truong

iPhone và các sản phẩm của Apple ngày càng không coi trọng vấn đề thân thiện với môi trường.

Thế nhưng, một trong những nguyên nhân giúp Apple đạt con số trên (cũng là nguyên nhân giúp hãng thống trị thế giới), là do tâm lý dễ dàng vứt bỏ sản phẩm sau một thời gian của người dùng, trong khi hãng lại tồn tại thứ văn hóa gọi là "hạn chế sử dụng nguyên liệu tái chế". Pin là ví dụ điển hình, nó không có tuổi thọ thật sự cao cũng như luôn được cải tiến về mặt công nghệ, luôn được sản xuất mới. Điều này trái với các quy trình bảo vệ môi trường, thường là tận dụng các vật liệu thân thiện để tăng tuổi thọ pin trên mẫu cũ và giảm số lượng sản xuất mới.

Không những thế, việc sửa chữa thiết bị trở nên khó khăn hơn do Apple sử dụng các chi tiết "làm khó" như ốc vít độc quyền, vỏ máy nguyên khối cũng như các chi tiết mà chỉ có chuyên gia của hãng mới can thiệp được. Quay trở lại viên pin, việc nó nằm dưới "một mớ phức tạp và nhạy cảm" cũng khiến việc thay thế trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đó là chưa kể, hãng còn khuyến khí người dùng thay mới sản phẩm bằng mua bán hay loại bỏ trong 18 đến 24 tháng.

Apple không phải là duy nhất, bởi đầy rẫy những công ty khác cũng đang làm điều đó. Tuy vậy, hãng luôn tạo ra xu thế mới khiến các công ty khác "bắt chước" theo. Trong tiềm thức của cộng đồng, iPhone chính là biểu tượng của việc lãng phí tài nguyên môi trường quá mức, chứ không phải là sản phẩm nào khác.

apple-dang-xem-nhe-bao-ve-moi-truong-1

Rác thải điện tử đang là nỗi lo của toàn cầu.

Một báo cáo mới đây của Repair Association cho thấy, Apple, HP và các hãng công nghệ đang lợi dụng sức ảnh hưởng cực lớn của họ để gây sức ép đối với các tổ chức bảo vệ môi trường, bằng cách sản xuất các sản phẩm mới nhưng bỏ qua hầu hết tiêu chuẩn xanh hoặc sử dụng vật liệu không thân thiện với môi trường. Thậm chí, họ tự ý dán các nhãn vàng tiêu chuẩn trên các thiết bị sắp tung ra thị trường, nhưng lại bỏ qua khả năng tái sử dụng và tái sửa chữa.

Kyle Wiens, Giám đốc điều hành của iFixit - một website có tiếng trong lĩnh vực "mổ xẻ" sản phẩm di động - cho rằng vấn đề bảo vệ môi trường trong các thiết bị điện tử đang bị phủ nhận. "Trong nội bộ tập đoàn công nghệ lớn, dường như đội ngũ phụ trách mảng môi trường bị kìm hãm chức năng. Họ sinh ra là để đảm bảo các sản phẩm đủ tiêu chuẩn thân thiện môi trường, nhưng lại không hề có quyết định ngược lại nếu sản phẩm đó không đạt chuẩn", Wiens nhấn mạnh.

Cần lưu ý rằng, hầu như các tổ chức liên quan đến bảo vệ môi trường lại không được thành lập bởi chính phủ, thay vào đó là hình thành chủ yếu từ các tổ chức phi lợi nhuận, viện nghiên cứu... Năm 2004, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA - Environmental Protection Agency) đưa vào các tiêu chuẩn về môi trường đầu tiên, nhưng nó lại là tiền đề để thành lập một tiêu chuẩn khác bởi Viện Điện và Kỹ thuật Điện tử (IEEE) - tổ chức không thuộc quản lý của chính phủ. Sau đó, các tiêu chuẩn lại được giám sát bởi một bên thứ ba khác là Hội đồng Điện tử Xanh (Green Electronics Council). Chính tổ chức này đã khai sinh ra EPEAT - công cụ đánh giá mức độ thân thiện với môi trường của đồ điện tử. Và khi mà chính phủ đứng ngoài, việc Apple hay các công ty khác có thể "lờ đi" các tiêu chuẩn là điều không quá khó hiểu.

Apple từng cam kết rằng, họ đã và đang làm việc liên tục để cải thiện sản phẩm, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt. "Chúng tôi luôn ưu tiên thiết kế cao cấp, tức nó không chỉ đẹp, mỏng, mạnh mà còn bền, có thể sử dụng trong nhiều năm. Khi cần sửa chữa, các nhà cung cấp dịch vụ có thể dễ dàng làm điều đó. Cuối đời sản phẩm, Apple sẽ có trách nhiệm tái chế chúng một cách an toàn, thân thiện với môi trường", Apple đưa ra tuyên bố.

Thế nhưng, tất cả gần như chỉ là lời nói suông. Apple (và nhiều công ty lớn khác) không ưu tiên việc bảo vệ môi trường, một phần vì tập hợp của họ quá lớn và mức ảnh hưởng khổng lồ. Lấy ví dụ, trong một tọa đàm về vấn đề sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, có tới 41% thành phần tham dự là doanh nghiệp, 28% là các tập đoàn công nghiệp bên thứ ba và chỉ 7% đại diện cho công chúng.

Sarah Westervelt, giám đốc chính sách của Basel Action Network (tổ chức phi lợi nhuận chống đối việc xuất khẩu rác thải công nghiệp độc hại tới các nước đang phát triển), cho biết: "Tôi không còn tham gia vào các cuộc họp và bỏ phiếu nữa, vì nó làm lãng phí thời gian của tôi". Điều đó cho thấy, sự áp đảo của doanh nghiệp sản xuất thiết bị như Apple là quá lớn và các tổ chức khác khó có thể xoay chuyển tình hình.

Vậy tại sao các hãng điện thoại không muốn tái chế hoặc làm cho các thiết bị dễ sửa chữa?

Lý do đơn giản nhưng trọng tâm vấn đề, đó là các tập đoàn công nghệ muốn "trung thành" với các tiêu chuẩn có sẵn, không muốn gặp thêm rắc rồi từ các tiêu chuẩn mới đối với sản phẩm của họ. Bên cạnh đó, các sản phẩm ra thị trường thường dán nhãn xanh là đủ chuẩn EPEAT, nếu chỉnh sửa hoặc thêm vào họ sẽ gặp rắc rối lớn, nhất là các đơn hàng từ tổ chức lớn hoặc chính phủ - vốn là những bản hợp đồng kếch xù.

apple-dang-xem-nhe-bao-ve-moi-truong-2

Nhiều nơi đang nỗ lực tái chế đồ điện tử cũ.

Do đó, các hãng công nghệ thường tìm cách lách luật càng nhiều càng tốt, bằng việc tìm cách dán nhãn màu vàng - tiêu chuẩn cao nhất của sản phẩm thân thiện môi trường theo EPEAT. Như Macbook Pro, trước đây Apple vẫn đưa vào khả năng nâng cấp cho thiết bị này, nhưng gần đây lại trang bị loại ổ cứng SSD độc quyền, thanh RAM không thể nâng cấp, cục pin Lithi-Ion đính chặt và nó cũng dán nhãn vàng.

Việc tạo một thiết bị dễ tái chế là điều các hãng không muốn làm, đơn giản là bởi nếu dễ nâng cấp cũng đồng nghĩa với người dùng trung thành với thiết bị của mình hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số bán hàng, từ đó khiến doanh thu và lợi nhuận giảm.

Tất nhiên, việc tạo một thiết bị không thể tái chế, hoặc khả năng tái chế bị giới hạn đồng nghĩa với việc môi trường phải "đón nhận" một lượng lớn rác thải điện tử - thứ rất khó bị phân hủy. "Người ta vẫn dán nhãn vàng cho sản phẩm của mình nhưng đưa vào pin cố định trên sản phẩm. Điều này không hợp lý, nhưng họ vẫn làm, đơn giản là vì lợi nhuận", Wiens kết luận.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Galaxy Note 8 sẽ có pin 3300 mAh

Dự kiến, viên pin mà Note 8 tích hợp chỉ có dung lượng khiêm tốn – 3300 mAh. Viên pin 3300 mAh được cho là sẽ sử dụng trên Galaxy Note 8. Tr...